Những mô hình phân tích thương hiệu mà HALI giới thiệu với các bạn trong bài viết dưới đây sẽ mang lại hiệu quả ngoài mong đợi bởi nó sẽ giúp bạn có nhận biết toàn diện hơn về thương hiệu của mình. Trên thực tế, có rất nhiều mô hình thương hiệu hữu ích để bạn có thể phân tích cấu trúc thương hiệu của mình nhằm hiểu sâu sắc nó và đề ra những chiến lược phát triển cho tương lai. Tuy nhiên, với 4 mô hình dưới đây chắc chắn sẽ rất hiệu quả bởi chúng được nhiều chuyên gia chiến lược thương hiệu sử dụng với những cách thức và thời điểm áp dụng khác nhau. Hãy cùng HALI tìm hiểu chìa khóa mở ra cánh cửa thành công cho thương hiệu của bạn nhé.
Mô hình bánh xe thương hiệu – Mô hình phân tích thương hiệu số 1
Bánh xe thương hiệu là một công cụ dùng để xác định nền tảng hay là giá trị cốt lõi cho một thương hiệu. Bánh xe thương hiệu được minh họa thành 4 phần với 3 lớp. Các yếu tố của bánh xe thương hiệu được phát triển từ lớp ngoài vào tới lớp trong.
Lớp ngoài cùng bao gồm 4 phần:
- Tôi mô tả sản phẩm này như thế nào?: mô tả những đặc tính vật chất, lý tính của sản phẩm
- Sản phẩm mang lại điều gì cho tôi?: những giá trị lợi ích mà sản phẩm có thể mang lại cho người sử dụng.
- Thương hiệu khiến tôi trông ra sao?: những điều mà người khác sẽ nghĩ về người dùng thương hiệu này
- Thương hiệu khiến tôi cảm thấy thế nào?: những điều mà người sử dụng tự cảm thấy về mình khi dùng thương hiệu đó
Dựa trên lớp thứ nhất phát triển được lớp thứ hai bao gồm 2 phần:
- Dữ kiện/ Biểu tượng: Dữ kiện là những yếu tố thuộc về tính chất lý tính của sản phẩm. Biểu tượng là những yếu tố liên quan tới hình ảnh đặc trưng của sản phẩm/thương hiệu
- Tính cách thương hiệu: những giá trị tinh thần của thương hiệu
- Từ đó xác định được lớp trong cùng là “Giá trị cốt lõi” của thương hiệu: thường được minh họa bởi 3 – 4 từ.
Mô hình bản sắc thương hiệu Kafferer – Brand Identity Prism – Mô hình phân tích thương hiệu số 2
Mô hình này được giới thiệu bởi Kafferer vào năm 2008 và được sử dụng rộng rãi trong việc xây dựng thương hiệu cho đến nay. Mô hình lục lăng gồm 6 yếu tố, có thể được chia theo chiều dọc thành 2 khía cạnh là biểu hiện bên ngoài (Externalisation) và biểu hiện bên trong (Internalisation) của thương hiệu, hoặc có thể được chia theo chiều ngang thành 2 khía cạnh là: Hình ảnh thương hiệu được truyền đi và Hình ảnh thương hiệu nhận được.
Khác với mô hình đầu phát triển theo lớp từ ngoài vào trong, với mô hình Kafferer này, bạn có thể phân tích cấu trúc bản sắc thương hiệu bắt đầu theo chiều ngang hoặc chiều dọc bằng cách suy nghĩ và ghi lại những từ ngữ mô tả về từng yếu tố vào ô tương ứng.
- Physique: các yếu tố như biểu tượng, màu sắc
- Personality: tính cách của thương hiệu nếu xem nó như một con người
- Culture: những giá trị mà thương hiệu theo đuổi và đại diện
- Relationship: mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng
- Reflection: người khác nhìn nhận như thế nào về người sử dụng thương hiệu này
- Self-image: khách hàng nhìn nhận về chính họ như thế nào khi họ sử dụng thương hiệu
Tin khác
- Mẫu thiết kế báo cáo thường niên tốt nhất 2013
- Sản xuất TVC quảng cáo chuyên nghiệp, chất lượng và hiệu quả
- Thiết kế profile hay hồ sơ năng lực công ty để làm gì?
- Tầm nhìn “thuyền trưởng” Top 10 doanh nghiệp niêm yết
- Thiết kế profile Tập đoàn Dabaco
- Những nguyên tắc viết slogan – khẩu hiệu hoàn hảo
- Những mô hình phân tích thương hiệu mang lại hiệu quả ngoài mong đợi (P2)
- Chụp ảnh Catalogue công ty trứng gà DABACO
- Thiết kế profile cho doanh nghiệp dịch vụ
Comments
Bài viết nổi bật
Hồ sơ năng lực HALI
Lịch năm
M | T | W | T | F | S | S |
---|---|---|---|---|---|---|
« Sep | ||||||
1 | ||||||
2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 |
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 |
30 |