Việc đặt tên thương hiệu là một bước đi vô cùng quan trọng trong toàn bộ quá trình khởi nghiệp, xây dựng và phát triển thương hiệu. Tên Startup khởi nghiệp có thể là tên chủ doanh nghiệp, tên viết tắt, tên tiếng anh mang một ý nghĩa nào đó…nhưng phải đủ điều kiện cho phần tên thương hiệu mở rộng sau này. Tên thương hiệu không những cần hay, hấp dẫn, dễ đọc, dễ nhớ, có vần điệu mà nó còn phải vượt thời gian và truyền được cảm hứng, lưu lại lâu trong tâm trí khách hàng. Vậy làm cách nào đặt tên công ty mới khởi nghiệp? Làm thế nào để tên Startup trở nên nổi bật và ấn tượng? Đây là câu hỏi mà rất nhiều chủ doanh nghiệp đang có ý định starup muốn tìm hiểu. HALI xin gợi ý cho bạn 3 bước đặt tên thương hiệu dưới đây, hy vọng sẽ giúp bạn tìm được tên thương hiệu mà mình ưng ý nhất.
Bước 1: Những cách đặt tên thương hiệu phổ biến
Có khá nhiều cách đặt tên cho thương hiệu nhưng tựu chung lại có 8 cách đặt tên phổ biến mà các thương hiệu lớn thường dùng:
1. Đặt tên công ty theo tên người sáng lập
Nhiều công ty thường đặt tên theo tên người sáng lập như: Walt Disney, Toyota, Honda…
Ưu điểm của cách đặt tên này là dễ dàng bảo vệ thương hiệu khi có tranh chấp và không tốn thời gian sáng tạo tên thương hiệu.
Nhược điểm là tên thương hiệu gắn bó chặt chẽ với người sáng lập, gây khó khăn nếu muốn chuyển quyền thương hiệu.
2. Đặt tên công ty bằng mô tả
Ưu điểm cách đặt tên này chính là dùng từ mô tả ngắn gọn về thương hiệu làm tên công ty. Phương pháp này truyền đạt trực tiếp bản chất của công ty.
Nhược điểm đặt tên theo mô tả có thể gây khó khăn khi có tranh chấp sở hữu tên thương hiệu.
3. Đặt tên thương hiệu bằng từ viết tắt
Tên viết tắt được rút gọn của tên đầy đủ công ty hoặc viết tắt chiến lược kinh doanh.
Ưu điểm việc rút ngắn tên giúp tên công ty trở nên ngắn gọn hơn, thuận tiện khi giao dịch cùng khách hàng.
Nhược điểm là khó nhớ, khó xây dựng nhận diện thương hiệu bằng tên này và khó xin bản quyền tên thương hiệu.
4. Đặt tên công ty theo tên gợi ý
Cách đặt tên thương hiệu như Uber hoặc Slack được ra khỏi từ điển và gợi ý đến lĩnh vực hoạt động của thương hiệu. “Uber” nghĩa đen trong từ điển là nổi bật, ý muốn nói công ty starup này với tham vọng lớn lao, táo bạo, rộng lớn hơn.
Ưu điểm dễ khiến khách hàng liên tưởng tới lĩnh vực kinh doanh của công ty.
Nhược điểm là thật khó tìm thấy từ gợi ý chưa được dùng.
Những từ ngữ gợi ý có vẻ là ý tưởng hay để đặt tên thương hiệu, nhưng có đến 300 triệu công, tương đương 300 triệu tên thương hiệu thì thật khó tìm được cái tên gợi ý chưa được dùng.
5. Đặt tên công ty bằng hai từ ghép với nhau
Tên thương hiệu tổng hợp nổi tiếng: Những tên thương hiệu như Facebook và RayBan được tạo ra bằng cách ghép hai từ lại với nhau.
Ưu điểm là cách đặt tên này khá dễ nhớ, gần như không có nhược điểm!
6. Đặt tên công ty sáng tạo
Bởi vì rất khó để tìm tên mới, nên các công ty như Kleenex và Pinterest đã tự sáng tao ra tên của họ bằng cách thêm hoặc bớt các ký tự để tên công ty trở nên khác biệt.
Ưu điểm của phương pháp đặt tên này khiến công ty trở nên nổi bật, độc đáo và dễ dàng đăng ký bảo hộ tên thương hiệu.
Nhược điểm là nếu bạn không cẩn thận, tên công ty sẽ trở nên ngớ ngẩn và vô nghĩa.
7. Đặt tên công ty theo liên kết
Cách đặt tên này sử dụng danh từ khiến khách hàng liên tưởng đến thương hiệu. Phương pháp này khá được ưa chuộng trên thế giới vì dễ ghi nhớ tên thương hiệu.
Ưu điểm là tên thương hiệu tạo liên kết cho khách hàng dễ liên tưởng, tên thương hiệu trở nên hấp dẫn hơn.
Nhược điểm thì là tên địa danh, nhận vật ngày càng hiếm, khó tìm tên chưa có chủ.
Thêm một số cách đặt tên khác
Một số tên thương hiệu có cách đặt tên dựa theo ngôn ngữ mẹ đẻ, không phải tiếng anh. Ví dụ:
Zappos xuất phát từ tiếng Tây Ban Nha là zapppatos có nghĩa là giày
Hulu được lấy cảm hứng từ tiếng Trung Quốc có nghĩa là sử dụng để lưu trữ những thứ quý giá
Samsung có nghĩa là tam sao trong tiếng Hàn có nghĩa là ba ngôi sao.
8. Đặt tên theo dạng trìu tượng
Tên thương hiệu trừu tượng vốn là những chữ cái vô nghĩa, được người sáng lập sử dụng kỹ thuật chơi chữ để đặt cho thương hiệu của mình, ví dụ: Kodak, Xerox hay Rolex.
Những tên thương hiệu dạng này rất dễ cấp quyền tên thương hiệu do không có ai từng đặt tên như vậy. cũng sử dụng kiểu đặt tên này. Cách đặt tên thương hiệu này khá hay mà bạn có thể thử với Startup của mình.
Xem tiếp: 3 bước đặt tên thương hiệu cho Startup khởi nghiệp (P2)
Tin khác
- 3 bước đặt tên thương hiệu cho Startup khởi nghiệp (P2)
- Kinh nghiệm thiết kế banner website cuốn hút
- Báo cáo thường niên 2016 và triển vọng 2017
- Đọc báo cáo thường niên – hiểu về doanh nghiệp
- Xu hướng thiết kế bao bì 2016: Hiện đại và độc đáo
- Những quan niệm sai lầm trong xây dựng nhãn hiệu
- Cách quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp mới thành lập
- 5 lý do doanh nghiệp nên in lịch tết làm quà tặng
- Những nguyên tắc viết slogan – khẩu hiệu hoàn hảo
Comments
Bài viết nổi bật
Hồ sơ năng lực HALI
Lịch năm
M | T | W | T | F | S | S |
---|---|---|---|---|---|---|
« Sep | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | |
7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 |
28 | 29 | 30 | 31 |